10 Tác dụng của rau má đối với sức khoẻ làn da và cơ thể người
Từ thời “ông bà anh”, rau má đã rất được ưa chuộng và ứng dụng vào cuộc sống. Theo nhiều nghiên cứu, rau má có đến tổng cộng hàng chục tác dụng “thần kỳ” đối với làn da, cơ thể, sức khoẻ và hơn thế nữa. Dobigsize.vn sẽ liệt kê 10 tác dụng của rau má, đảm bảo sau bài viết này, nàng nào cũng trồng vài chậu rau má ngay ban công nhà mình.
Thành phần dinh dưỡng của rau má
Rau má là một loại rau tốt cho sức khỏe, thành phần dinh dưỡng của rau tùy thuộc vào thời điểm thu hoạch cũng như khu vực trồng trọt. Về cơ bản, rau má có chứa những thành phần dưỡng chất như vitamin B1, B2, B3, vitamin C, vitamin K, hợp chất beta carotene, flavonol, saccharide, saponin, sterol, alkaloid và nhiều khoáng chất khác như kali, photpho, canxi, magie, sắt,…
Cụ thể, trong 100g chiết xuất rau má có chứa 88,2 g nước; 1,8g tinh bột; 3,2g đạm; 4,5g chất xơ; 0,15mg vitamin B1; 3,7mg vitamin C; 2,29mg canxi; 3,1mg sắt; 1,3mg beta carotene; 2mg photpho;…
Tác dụng của rau má bạn cần biết
1. Chữa các bệnh về đường tiêu hóa
Với khả năng chống oxy hóa, chống viêm nhiễm, tác dụng của rau má dễ thấy nhất là có thể cải thiện sức khỏe của đại tràng và đường ruột. Trong Đông Y, rau mà thường được dùng để điều trị những cơn đau dạ dày, cải thiện táo bón.
2. Giúp hỗ trợ hệ thống tuần hoàn
Một số thành phần dưỡng chất trong rau má có tác dụng hỗ trợ hệ tuần hoàn. Có thể kể đến như:
* Rau mà giúp cường hóa thành mạch máu, mao mạch, ngăn ngừa xuất huyết, tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn.
* Kích thích lưu thông máu, giúp oxy di chuyển đều các bộ phận cũng như cơ quan trong cơ thể, nâng cao năng suất hoạt động của các cơ quan, bộ phận đó.
3. Tác dụng của rau má giúp hạ sốt, mát gan, giải nhiệt
Đây cũng là những tác dụng của rau má mà rất nhiều người đã trực tiếp kiểm chứng. Trong Đông Y, rau mà có tính hàn, cay, đắng, giúp thanh nhiệt, dưỡng âm, nhuận gan, giải độc,… Vì thế, uống nước rau má là một cách để giải nhiệt có thể hiệu quả.
4. Giúp thanh lọc cơ thể
Rau má còn có tác dụng lợi tiểu, nhờ đó nó có thể kích thích cơ thể đào thải độc tố, muối và cả chất béo dư thừa. Nhờ đó, rau má sẽ hỗ trợ thận trong việc đào thải độc tố ra ngoài, tránh để thận phải làm việc quá tải.
5. Tác dụng của rau má giúp vết thương nhanh lành
Một tác dụng của rau má nữa là có thể giúp các vết thương hở nhanh lành. Thành phần của rau má có chứa hợp chất Asiaticosid sẽ giúp kích thích lên tế bào biểu bì, giúp vùng da bị thương được phục hồi. Ngoài ra, đắp rau má lên vết thương cũng là một cách để làm mát, giảm viêm, giảm sưng tấy.
6. Giúp tăng cường trí nhớ và thị lực
Rau mà còn được xem là một loại thuốc bổ giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung cũng như tăng cường thị lực. Theo kinh nghiệm dân gian, bạn chỉ cần lấy rau má khô, tán bột rồi uống mỗi ngày 3-5g chung với với sữa sẽ giúp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ và thị lực.
7. Có thể giúp kéo dài tuổi thọ, tươi trẻ
Theo Trung y, rau má còn là thảo dược giúp con người có sức khỏe tốt, dẻo dai, trẻ trung và kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian, chưa được khoa học kiểm chứng.
8. Tác dụng của rau má giúp cải thiện khả năng nhận thức
Chiết xuất rau má với nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng tăng cường oxy lên não. Vì thế, rau má sẽ giúp cải thiện khả năng nhận thức cũng như rất tốt cho hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Bên cạnh đó, thành phần chống oxy hóa có trong rau má còn có khả năng kích thích đường dẫn thần kinh, loại bỏ gốc tự do gây hại cùng các mảng bám trong não. Nhờ vậy, một tác dụng của rau má mà rất ít ai biết là giúp hỗ trợ điều trị bệnh mất trí nhớ, nhất là Alzheimer.
9. Rau má giúp giảm bớt lo âu
Rau mà có chứa Triterpenoids, chất này có khả năng giảm lo lắng, mệt mỏi, điều trị chứng mất ngủ. Vậy nên, bất cứ lúc nào bạn gặp phải tình trạng này thì nên ăn hoặc uống nước rau mà để cảm thấy dễ chịu hơn.
10. Có thể hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tĩnh mạch
Tác dụng của rau má là giúp giảm sưng, tăng cường lưu thông khí huyết, rất tốt cho người mắc các chứng bệnh liên quan đến tĩnh mạch. Theo kết quả của một nghiên cứu, những người bị tăng huyết áp tĩnh mạch sau khi sử dụng rau má thì có thể giảm những triệu chứng như sưng phù chân, chuột rút, đau nhức.
Cách dùng rau má hiệu quả
Cách dùng rau má chữa táo bón
Tác dụng của rau má là khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón ở cả trẻ em và người lớn. Để chữa bệnh này, bạn có thể làm theo những cách sau:
* Rau má tươi rửa sạch, trộn đều với mè đen và ăn trong khoảng vài ngày.
* Lấy khoảng 30g rau má tươi, đem rửa sạch rồi giã nhuyễn để đắp vào rốn.
Cách uống rau má trị viêm họng
Tác dụng của rau má là có thể điều trị chứng viêm họng cực kỳ hiệu quả. Bạn hãy rửa sạch 60g rau má tươi rồi ép lấy nước cốt. Trước khi uống, bạn lấy nước cốt rau má hòa với nước ấm.
* Dù tác dụng của rau má tốt đến cỡ nào đi chăng nữa, chúng ta cũng cần biết “điểm dừng” để đảm bảo thực phẩm mang đến hiệu quả đối với làn da, cơ thể, tránh “phản tác dụng” nếu lạm dùng quá nhiều nhé! Hy vọng phái đẹp sẽ kết thân với loại “nguyên liệu thiên nhiên trời phú” này và dùng chúng đúng cách. Đừng quên theo dõi Dobigsize.vn để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác nha.